Để có được một chiến lược marketing hiệu quả thì nhà phân tích phải thật hiệu về sản phẩm của mình và biết phân khúc thị trường, đặc biệt phải lựa chọn hình thức marketing phù hợp. Hiện đang có 2 kiểu marketing phổ biến nhất là marketing phân biệt và marketing không phân biệt.
Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu các thông tin về Marketing phân biệt là gì và cách phân biệt giữa sánh marketing phân biệt với marketing không phân biệt giúp bạn định hướng hình thức truyền thông hiệu quả nhất cho doanh nghiệp mình nhé.
Marketing phân biệt là gì?
Marketing là tiếp thị để đưa những sản phẩm hoặc dịch vụ của người bán đến gần hơn với khách hàng của mình, từ đó giúp tăng cơ hội bán hàng và lợi nhuận. Có nhiều hình thức tiếp thị nhưng cơ bản nhất là hình thức marketing phân biệt đang được áp dụng rất phổ biến trong các doanh nghiệp lớn.
Khái niệm marketing phân biệt
Marketing phân biệt được hiểu theo cách đơn giản nhất đó chính là tiếp thị phân đoạn, nhằm mục đích chính là để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ có các đặc tính chuyên biệt riêng để phục vụ cho một thị trường hay đối tượng khách hàng nhất định.
Chiến lược marketing phân biệt thường được triển khai khi công ty đã thành công trên một hoặc một vài phân khúc thị trường nhằm mang lại cơ hội tốt nhất cho họ. Mỗi phân khúc khách hàng được nhắm mục tiêu với ưu đãi đặc biệt được thiết kế để thu hút thêm nhiều những người mua trong thị trường đó.
Chiến lược marketing phân biệt
Chiến lược Marketing phân biệt được dịch sang tiếng Anh là Differentiated Marketing Strategy, là một chiến lược trong quảng bá và tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ đến với đối tượng khách hàng đang có nhu cầu.
Khi áp dụng chiến lược marketing phân biệt thì doanh nghiệp sẽ phải lựa chọn tham gia thêm vào nhiều phân khúc thị trường khác nhau. Đồng thời, họ cũng cần phải có những chương trình và kế hoạch để tiếp cận riêng biệt cho từng phân khúc thị trường riêng biệt.
Ưu, nhược điểm của marketing phân biệt
Không phải bất cứ doanh nghiệp hay sản phẩm nào cũng có thể áp dụng chiến lược marketing phân biệt, bởi nó có những ưu và nhược điểm cụ thể như sau:
Ưu điểm
- Phạm vi tiếp cận khách hàng cao nên doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội gần gũi hơn với khách hàng để truyền tải thông điệp về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
- Nhận thức với giá trị thương hiệu cao.
- Tăng số lượng khách hàng truy cập trực tiếp tại cửa hàng rất đáng kể.
- Không cần phải nghiên cứu thị trường quá sâu và cũng không cần phải thường xuyên thay đổi các chiến dịch quảng cáo sản phẩm theo xu hướng.
Nhược điểm
- Vì đối tượng khách hàng rộng nên chi phí ban đầu cho các chiến dịch marketing thường cao hơn so với mức bình thường.
- Dễ bị ảnh hưởng bởi các thay đổi trên thị trường, điển hình như là về giá cả, lạm phát hoặc là sở thích của từng đối tượng người tiêu dùng.
- Tăng sự cạnh tranh với những doanh nghiệp cung cấp cùng một sản phẩm với mức giá tốt ở hơn trên thị trường.
- Tuỳ theo từng nhóm khách hàng sẽ có các phản ứng khác nhau, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải dành nhiều nguồn lực để thực hiện theo dõi và kiểm soát những phản ứng này một cách liên tục trong thời gian dài.
Marketing không phân biệt là gì?
Marketing không phân biệt có nhiều đặc điểm khác nhau với marketing phân biệt nên bạn cần phải nắm rõ để áp dụng phù hợp.
Khái niệm marketing không phân biệt
Marketing không phân biệt cũng là hình thức doanh nghiệp áp dụng chiến lược tiếp thị rộng rãi và tiếp cận với rất nhiều thị trường khác nhau. Theo đó hình thức Marketing không phân biệt chỉ tập trung vào những điểm chung đặc trưng của nhiều tệp khách hàng.
Marketing không phân biệt cũng được xem là hình thức tiếp thị đại chúng thường áp dụng chiến lược Marketing Mix để phân phối các sản phẩm mục tiêu và kèm theo nhiều chương trình khuyến mãi khác nhau để có thể thu hút một nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng lớn nhất.
Chiến lược marketing không phân biệt
Chiến lược Marketing không phân biệt phù hợp hơn với những doanh nghiệp cung cấp đa dạng các sản phẩm, hoặc là các mặt hàng thiết yếu mà có thể tiếp cận tốt hơn với nhiều nhóm khách hàng và có một thị trường tiêu thụ rộng. Theo đó, doanh nghiệp cũng cần theo dõi hành vi của người dùng để có được những chiến lược truyền thông phù hợp nhất.
Cách thức kinh doanh chủ đạo của chiến lược không phân biệt là “sản xuất và phân phối đại trà”. Đồng nghĩa với việc là doanh nghiệp sẽ thực hiện chào bán những sản phẩm tương tự, sử dụng các hình ảnh, phương pháp quảng bá và kiểu kênh phân phối sẽ không khác gì nhau.
Ưu, nhược điểm của marketing không phân biệt
Để áp dụng chiến lược marketing không phân biệt hiệu quả trong kinh doanh thì bạn cần phải nắm được những ưu và nhược điểm của nó như sau:
Ưu điểm
- Chiến dịch tiếp thị không phân biệt sẽ giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được tối đa các chi phí đầu tư nhờ vào việc biết khai thác lợi thế quy mô, sản xuất và phân phối cùng một chủng loại sản phẩm hạn hẹp và có tính đồng nhất.
- Với chiến dịch marketing này thì những sản phẩm cũng có tiêu chuẩn hóa cao hơn, để dễ dàng xâm nhập vào các thị trường đang bị nhạy cảm về giá bán.
Nhược điểm
- Việc tạo ra một chiến dịch marketing không phân biệt không phải điều dễ dàng, vì rất có có một nhãn hiệu nào có thể đáp ứng được đầy đủ tất cả các tiêu chí của khách hàng.
- Thời điểm nhiều doanh nghiệp hay cửa hàng cùng áp dụng theo kiểu Marketing không phân biệt thì sẽ có nguy cơ làm cho sự cạnh tranh trên thị trường quy mô lớn trở nên ngày càng gay gắt hơn. Đây chính là nguyên nhân gây nên tình trạng mất cân đối trong việc đáp ứng các nhu cầu của thị trường.
- Hơn thế nữa, doanh nghiệp cũng sẽ ngày càng vướng phải khó khăn trong việc đối phó với các rủi ro khi hoàn cảnh kinh doanh bị thay đổi, bởi quy mô càng lớn thì sẽ gây nên những sự thay đổi lớn có chiều hướng xấu hơn.
- Nếu đối thủ cạnh tranh áp dụng các chiến lược Marketing phân biệt thì nó sẽ có khả năng làm đáp ứng nhu cầu và thỏa mãn các ước muốn của khách hàng tốt hơn rất nhiều.
So sánh giữa marketing phân biệt và marketing không phân biệt
Tùy theo từng trường hợp mà doanh nghiệp hãy cân nhắc lựa chọn hình thức marketing phân biệt hoặc marketing không phân biệt phù hợp. Về cơ bản thì 2 hình thức marketing này khác nhau ở những đặc điểm như sau:
Tiêu chí | Marketing phân biệt | Marketing không phân biệt |
Thị trường mục tiêu | Có thể có 2 hoặc nhiều thị trường mục tiêu cùng được doanh nghiệp xác định để hướng tới một cách rõ ràng | Quảng bá cho cùng lúc nhiều đối tượng mà không có những thông số cụ thể để xác định thị trường tiềm năng. |
Đánh giá sản phẩm | Định giá cho những sản phẩm và dịch vụ thường thay đổi theo từng chiến dịch hoặc theo kế hoạch tiếp thị. | Có một mức giá cho một số lượng sản phẩm/ dịch vụ nhất định. |
Cung cấp sản phẩm | Cung cấp những sản phẩm/ dịch vụ thường khác nhau giữa nhiều loại hình tiếp thị. | Cung cấp các sản phẩm/ dịch vụ phục vụ cho một nhóm thị trường đã được chọn từ trước. |
Phân bổ | Tiếp thị phân biệt dựa trên những cơ sở khuyến mại, tùy thuộc theo nhu cầu của từng nhóm khách hàng trong thị trường tiềm năng. | Quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. |
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về marketing phân biệt là gì và cách so sánh với marketing không phân biệt, hy vọng đã giúp ích cho công việc kinh doanh của bạn. Chúc các bạn thành công.
Tham khảo bài viết liên quan:
Quản trị Marketing là gì? Vai trò của nhà quản trị Marketing trong doanh nghiệp