Marketing tập trung là gì? Các ví dụ về chiến lược marketing tập trung

Để kinh doanh thành công thì việc áp dụng các chiến lược marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một trong những chiến dịch marketing đang được các doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn nhất đó là Marketing tập trung. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được ví dụ và cách tối ưu chiến lược marketing tập trung cho doanh nghiệp tốt nhất.

Chiến lược marketing tập trung là gì?

Chiến lược marketing tập trung (Centralized marketing strategy). Đây là chiến lược truyền thông, quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ dồn sức tập trung chủ yếu vào một đoạn thị trường hay một phần thị trường nhỏ.

Marketing tập trung là gì? Các ví dụ về chiến lược marketing tập trung

Chiến lược marketing tập trung là gì?

Khi áp dụng chiến lược này yếu tố cốt yếu của doanh nghiệp là giúp giành cho được vị trí vững chắc và khó có thể thay thế trên đoạn thị trường đó. Vị thế này sẽ trở thành bàn đạp vững chắc cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của doanh nghiệp trong tương lai.

Ưu và nhược điểm của chiến lược marketing tập trung 

Chiến lược marketing tập trung có những ưu và nhược điểm riêng mà các doanh nghiệp cần phải nắm vững để áp dụng thành công.

Ưu điểm

  • Chiến lược marketing tập trung có doanh nghiệp nổi trội là sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng giành được vị trí vững mạnh trên thị trường tiềm năng thông qua việc tập trung chủ yếu nguồn lực vào mảng thị trường đó.
  • Chiến lược này còn giúp doanh nghiệp có thể độc quyền sản phẩm của mình nhờ vào sự hiểu biết rõ nhu cầu, cùng với các ước muốn của khách hàng.
  • Chiến lược marketing tập trung góp phần quan trong việc xây dựng rào cản để gia nhập hài hòa đối với các thương hiệu đang có sự cạnh tranh trong ngành.
  • Thu hẹp khoảng cách của doanh nghiệp và khách hàng, đồng thời giúp cho các nhà quản lý phản ứng nhanh chóng trước các sự thay đổi về nhu cầu của khách hàng.
  • Việc tập trung nguồn lực chủ yếu vào một mảng thị trường nhất định để mở ra cơ hội giúp doanh nghiệp kế thừa và phát triển các thế mạnh riêng của mình. Nhờ đó mà mang lại nguồn doanh thu lớn cho doanh nghiệp hoặc tập đoàn công ty.

Marketing tập trung là gì? Các ví dụ về chiến lược marketing tập trung

Ưu và nhược điểm tiêu biểu của chiến lược marketing tập trung

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội thì chiến lược marketing tập trung cũng tồn tại một vài hạn chế đáng chú ý như:

  • Chi phí truyền thông cao do quy mô nhỏ và chi phí có thể tăng cao ngoài dự kiến ban đầu vì sẽ có nhiều thay đổi trong quá trình thực hiện cho phù hợp với môi trường thực hiện chiến dịch.
  • Bị phụ thuộc vào một đoạn thị trường duy nhất khiến cho vị thế cạnh tranh có thể suy yếu khi có thay đổi về công nghệ và các nhu cầu thị hiếu của khách hàng hay những thay đổi đoạn thị trường tập trung.
  • Doanh nghiệp dễ vấp phải sự cạnh tranh mạnh từ các đối thủ có sự biệt hóa hay dẫn đầu chi phí thấp ở trên diện rộng.

Các ví dụ về chiến lược marketing tập trung 

Để hiểu hơn về cách áp dụng chiến lược marketing tập trung thì chúng ta hãy đi tìm hiểu 2 ví dụ cụ thể với 2 nhãn hàng nổi tiếng như sau:

Marketing tập trung là gì? Các ví dụ về chiến lược marketing tập trung

Các ví dụ về chiến lược marketing tập trung

Chiến lược tập trung của nhãn hàng cà phê Starbucks

Starbucks là thương hiệu cà phê đã khá nổi tiếng trên nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Thương hiệu này đã vượt ra ngoài việc chỉ bán hạt cà phê trong các chuỗi cửa hàng của mình và giờ đã phát triển bán hạt cà phê trong những cửa hàng tạp hóa. 

Chiến lược tập trung này của Starbucks cho phép các sản phẩm cà phê của Starbucks tiếp cận được nhiều hơn đến người tiêu dùng mà khách hàng không cần phải đến quán cà phê của nhãn hàng.

Chiến lược tập trung của tập đoàn Tân Hiệp Phát

Tân Hiệp Phát là tập đoàn tham gia vào thị trường đồ uống rất muộn so với các đối thủ cạnh tranh lớn có quy mô quốc tế như như Pepsi hay Coca Cola. Tuy nhiên, nhờ vào việc áp dụng các chiến lược tập trung trọng điểm vào người tiêu dùng Việt Nam với thị hiếu là thói quen của người Việt là rất thích uống trà.

Từ đó, nhãn hàng tung ra một số sản phẩm có tính cạnh tranh mạnh mẽ trên đoạn thị trường này như sản phẩm Trà xanh không độ hay dòng sản phẩm trà thảo mộc Doctor Thanh, là những sản phẩm tiên phong trong thị trường nước ngọt không ga đang rất được nhiều người yêu thích.

Cách tối ưu chiến lược marketing tập trung cho doanh nghiệp

Để tối ưu chiến lược marketing tập trung giúp tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả truyền thông, gây ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng thì doanh nghiệp cần phải thực hiện theo quy trình như sau:

Marketing tập trung là gì? Các ví dụ về chiến lược marketing tập trung

Cách tối ưu chiến lược marketing tập trung cho doanh nghiệp

  • Bước 1: Xác định thật chính xác và cụ thể những mục tiêu của chiến lược marketing như về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ,…
  • Bước 2: Tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện phân tích thị trường thông qua các công cụ nghiên cứu hỗ trợ tiện ích như SWOT, Pestle, Ansoff,…
  • Bước 3: Xác định đúng phân khúc thị trường theo hành vi hoặc cũng có thể dựa vào nhu cầu của khách hàng.
  • Bước 4: Xác định chính xác thị trường mục tiêu nhờ việc áp dụng ma trận Directional Policy Matrix (viết tắt DPM) để tiến hành đánh giá tình hình chung các thị trường hiện có.
  • Bước 5: Xây dựng chiến lược marketing phù hợp nhất với doanh nghiệp mình ở thời điểm hiện tại. Các chiến lược marketing thường sẽ có thể bao gồm các chiến lược truyền thông nhỏ như:
    • Chiến lược quảng bá thương hiệu.
    • Chiến lược quảng bá về hỗ trợ kỹ thuật.
    • Chiến lược cạnh tranh về giá.
    • Chiến lược truyền thông qua các kênh marketing.
    • Chiến lược truyền thông hậu cần kho vận.
    • Chiến lược về con người.
    • Chiến lược về tài nguyên sẵn có của doanh nghiệp.
    • Chiến lược xây dựng giá trị khách hàng.
    • Chiến lược quảng cáo giá trị của sản phẩm và dịch vụ.
    • Chiến lược marketing tạo khác biệt hóa sản phẩm (viết tắt là USP).

Marketing tập trung là gì? Các ví dụ về chiến lược marketing tập trung

Xây dựng chiến lược marketing phù hợp nhất với doanh nghiệp mình ở thời điểm hiện tại

  • Bước 6: Lên kế hoạch triển khai và thực hiện chiến lược marketing tập trung như
    • Kế hoạch về dự trù bán hàng.
    • Kế hoạch thực hiện tổ chức kênh.
    • Kế hoạch đầu tư nguồn vốn.
    • Kế hoạch đặt hàng và các cách thức giao hàng.
    • Kế hoạch xây dựng nguồn tài nguyên.
    • Kế hoạch tính cạnh tranh về giá và lãi gộp.
    • Kế hoạch thực hiện truyền thông marketing.
    • Kế hoạch về marketing chi tiết.
    • Kế hoạch về bán hàng.
  • Bước 7: Theo dõi và thực hiện theo từng giai đoạn của các chiến lược marketing tập trung cơ bản. Sau khi đã có được bảng kế hoạch chi tiết, doanh nghiệp cần thực hiện xây dựng các quy chuẩn để có thể đánh giá tiến độ và mức độ hài lòng của khách hàng để có sự điều chỉnh phù hợp hơn.

Qua bài viết này chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu được marketing tập trung là gì và các thông tin liên quan đến chiến lược truyền thông này để giúp công việc của bạn ngày càng tốt hơn. Ngoài ra, nếu như bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào muốn được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng về các kiến thức marketing thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

Marketing là một lĩnh vực vô cùng đa dạng và rộng lớn. Ngoài Marketing tập trung, thì hiện nay đã xuất một loại hình khác là Afiliate Marketing và ACCESSTRADE là một trong những nền tảng phát triển Affiliate uy tín hàng đầu Việt Nam. Affiliate Marketing không chỉ dùng để truyền thông, quảng mà còn dùng để kiếm tiền online đơn giản và hiệu quả.

ĐĂNG KÍ KIẾM TIỀN ONLINE CÙNG ACCESSTRADE

Tham khảo các bài viết liên quan:

Quản trị chiến lược là gì? Tầm quan trọng của quản trị chiến lược

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *