USP là gì? Cách xác định USP cho sản phẩm của bạn

Trong lĩnh vực Marketing, thuật ngữ USP thường được doanh nghiệp sử dụng để thể hiện thương hiệu cá nhân của mình khác biệt so với các đối thủ khác. Đây cũng được xem là một chiến lược kinh doanh cực kì hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và hiểu rõ USP là gì? Vậy thì qua bài viết hôm nay, hãy cùng ACCESSTRADE tìm hiểu chi tiết nhé.

USP là gì? USP trong Marketing là gì?

USP có tên gọi đầy đủ là Unique Selling Point, thuật ngữ này thường được sử dụng trong lĩnh vực tiếp thị thể hiện lợi thế của 1 sản phẩm so với các thương hiệu đối thủ khác trên thị trường.

Lợi thế sẽ là những điểm khác biệt nổi trội mà sẽ khiến người dùng, khách hàng bị hấp dẫn và muốn sở hữu nó ngay lập tức. Các USP được sử dụng nhiều trên thị trường như: Sản phẩm có chất lượng cao nhất, sản phẩm đầu tiên trên thị trường, sản phẩm khác biệt nhất,vv…

USP là gì? Cách xác định USP cho sản phẩm của bạn

USP là gì? USP là gì trong Marketing?

Thường các USP của thương hiệu, doanh nghiệp sẽ là những gì doanh nghiệp đó có mà các doanh nghiệp, đối thủ cùng ngành không có. Một USP (Unique Selling Point) mang lại hiệu quả chỉ cần chứa đựng thông điệp ngắn gọn, xúc tích, có thể chứng minh được tại sao lại hữu ích đối với khách hàng.

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp tận dụng USP để làm khẩu hiệu cho doanh nghiệp của mình, truyền tải nội dung thông điệp đến nhiều khách hàng tiềm năng.

Vai trò USP trong Marketing

Sau khi đã biết và hiểu được USP-Unique Selling Point là gì, chúng ta tiếp tục tìm hiểu đến USP đóng vai trò quan trọng như thế nào trong lĩnh vực Marketing hiện nay và hầu như doanh nghiệp nào cũng đang áp dụng.

Xây dựng chiến dịch quảng cáo hiệu quả

Khi doanh nghiệp đã có một USP hoàn chỉnh, dựa vào đó doanh nghiệp có thể xác định được đâu là yếu tố quan trọng chủ chốt. Từ đó thiết lập xây dựng chiến dịch quảng cáo Marketing hiệu quả.

Lợi điểm bán hàng độc nhất (USP) chính là nhân tố chủ chốt đóng vai trò truyền đạt các thông tin đến với khách hàng. Thông qua đó, khách hàng có thể nhận biết và ghi nhớ sản phẩm thương hiệu của doanh nghiệp. Một điểm cộng để xây dựng thương hiệu và giúp các chiến dịch Marketing trở nên hiệu quả hơn.

USP là gì? Cách xác định USP cho sản phẩm của bạn

Vai trò USP là gì trong Marketing?

Tăng lợi thế cạnh tranh

Tăng lợi thế cạnh tranh khi kinh doanh 1 sản phẩm có nhiều đối thủ bằng cách tạo nên sự đổi mới, khác biệt với sản phẩm của mình. Và USP chính là giải pháp để thực hiện điều này. Doanh nghiệp nên xác định và xây dựng lợi điểm bán hàng độc nhất để tăng tỷ lệ khách hàng quan tâm và muốn sử dụng, trải nghiệm sản phẩm của mình nhiều hơn.

Tạo chỗ đứng cho thương hiệu

Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, đang trong quá trình xây dựng thương hiệu thì khi thông qua USP (Unique Selling Point) sẽ giúp tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng hơn. Từ đó, dần dần thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được biết đến rộng rãi và có chỗ đứng trên thị trường.

Cách xác định USP của sản phẩm

Có nhiều bạn đã từng nghe qua USP nhưng có thể là chưa biết đến USP của sản phẩm là gì và cách xác định ra sao. Thông qua bài viết này, chúng tôi cũng sẽ cung cấp đến bạn thông tin về vấn đề này. Để xác định USP của sản phẩm chúng ta sẽ thực hiện theo quy trình như sau.

Đặt mình vào vị trí của khách hàng

Khách hàng sẽ là người mua sản phẩm và tạo nên doanh thu cho doanh nghiệp của bạn. Vì vậy, bước đầu tiên để xây dựng USP là đặt mình vào vị trí của khách hàng để biết họ muốn gì, nhu cầu như thế nào,vv… Từ đó lên kế hoạch phân tích, nghiên cứu, triển khai thực hiện.

Đứng trên vai trò của khách hàng và trả lời các câu hỏi

Khi đã phân tích và tạo nên được danh sách câu hỏi về các nhu cầu của khách hàng. Bạn cần tìm câu trả lời đúng và phù hợp để giải quyết vấn đề đã đặt ra. Hãy đặt mình vào vị trí khách hàng để có câu trả lời khách quan nhất. Khi hiểu được nhu cầu người mua thì doanh nghiệp của bạn chắc chắn sẽ biết nên làm gì để cung cấp đến sản phẩm cho khách hàng.

USP là gì? Cách xác định USP cho sản phẩm của bạn

Cách xác định USP là gì?

Tổng hợp lại thông tin

Tiến hành tổng hợp lại tất cả thông tin mà doanh nghiệp đã thu thập được. Để nâng cao quá trình khảo sát, bạn có thể tạo ra các mẫu khảo sát khách hàng và so sánh lại kết quả với nhau. Từ đó lọc lại những thông tin hữu ích, chất lượng nhất để triển khai kế hoạch.

Việc khảo sát nhu cầu khách hàng hiện nay không có gì quá khó khăn với sự phát triển của công nghệ Internet bây giờ. Bạn cũng có thể kết hợp nhờ thêm bạn bè trên Facebook hỗ trợ tương tác, chia sẻ thông tin đến nhiều người tham gia khảo sát hơn.

Xác định giá trị sản phẩm mang lại 

Doanh nghiệp có thể tự đánh giá về sản phẩm của mình đã đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách hàng hay chưa thông qua các phân tích, nghiên cứu. Nếu danh mục nào cần bổ sung, hoàn thiện thì hãy lên kế hoạch để điều chỉnh cho phù hợp trước khi chính thức cho ra mắt thị trường.

Xác định giá trị độc nhất của sản phẩm khiến khách hàng ấn tượng

Sau khi đã phân tích, tổng hợp thông tin, lên ý tưởng,vv… Doanh nghiệp sẽ xác định giá trị độc nhất của sản phẩm mà bạn có thể mang đến cho khách hàng và khiến khách hàng ấn tượng, thu hút. Bạn nên nhớ USP sẽ đồng hành cùng với sản phẩm trong suốt quá trình xây dựng và vận hành nên hãy đầu tư thật kỹ lưỡng vào nó nhé.

USP là độc nhất trên thị trường vì vậy với sản phẩm doanh nghiệp đang làm bạn cũng không nên bắt chước đối thủ cạnh tranh khác. Điều này đôi khi khách hàng sẽ nghĩ sản phẩm của bạn là 1 bản sao và chất lượng không cao, làm mất lòng tin của khách hàng.

Kết luận

Như vậy, với bài viết trên ACCESSTRADE đã cung cấp và giải đáp giúp bạn thông tin chi tiết nhất về USP là gì cũng như cách xác định USP đối với 1 sản phẩm doanh nghiệp đang kinh doanh và muốn phát triển. Hãy nghiên cứu thật kỹ về USP để sau này có thể áp dụng vào chiến lược kinh doanh thương hiệu cho riêng mình nhé.

Tham khảo các bài viết liên quan:

Target đối tượng facebook như thế nào để quảng cáo hiệu quả

Hướng dẫn sử dụng trình quản lý quảng cáo Facebook

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *