Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, Truyền thông Đa phương tiện đang là một trong những lĩnh vực vươn lên hàng đầu. Bên cạnh đó, đây còn là ngành học thu hút rất nhiều bạn trẻ quan tâm và tìm hiểu. Vậy Truyền thông Đa phương tiện là gì mà có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến thế? Bài viết sau đây của ACCESSTRADE sẽ đem đến câu trả lời cho bạn.
Truyền thông Đa phương tiện là gì?
Truyền thông Đa phương tiện là việc sử dụng tích hợp những ứng dụng công nghệ vào quá trình sáng tạo và thiết kế những sản phẩm mỹ thuật mang tính ứng dụng. Đặc biệt là trong các lĩnh vực truyền thông (quảng cáo, truyền hình, bản tin…), giải trí (điện ảnh, hoạt hình, game…), y học (tư vấn, khám chữa bệnh từ xa…), giáo dục (hướng nghiệp, minh hoạ trực quan…) và nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống.
Truyền thông Đa phương tiện là gì?
Xu hướng ngành nghề của Truyền thông Đa phương tiện?
Ngành Truyền thông Đa phương tiện giúp sinh viên trang bị những kiến thức nền tảng về Kinh doanh, Marketing, Hành vi Khách hàng, Thương hiệu và đặc biệt là Digital Marketing. Tiếp đến là những kiến thức cơ bản về công nghệ đa phương tiện, các kỹ thuật chuyên môn và cảm quan sáng tạo tác phẩm ấn tượng.
Sau quá trình học nền tảng và cơ bản, các bạn sẽ được tiếp cận với những kiến thức nâng cao và chuyên sâu hơn trong chuyên ngành này. Các lĩnh vực chuyên ngành trong Truyền thông Đa phương tiện bao gồm:
Chuyên ngành Quảng cáo
Có thể nhận thấy, dù trong thời đại nào thì quảng cáo vẫn luôn là một công cụ truyền thông rất hiệu quả, được nhiều nhãn hàng và doanh nghiệp lựa chọn để quảng bá cho sản phẩm hay dịch vụ của mình. Chắc hẳn bạn đã từng xem qua các đoạn quảng cáo trên TV, Youtube hay Facebook và không ít lần cảm thấy những đoạn video này rất sáng tạo và thú vị đúng không nào.
Quảng cáo là một chuyên ngành thuộc Truyền thông Đa phương tiện
Đó cũng chính là lý do thúc đẩy nhiều bạn trẻ năng động và sáng tạo theo đuổi ngành học này. Trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện tại, quảng cáo không chỉ được thực hiện theo cách truyền thống trên TV hay báo chí mà nó còn kết hợp với công nghệ kỹ thuật số để tạo ra các tác phẩm vô cùng ấn tượng. Đây là một chuyên ngành thuộc Truyền thông Đa phương tiện được rất nhiều bạn trẻ yêu thích và lựa chọn theo học ở hiện tại.
Chuyên ngành Truyền thông và Quan hệ công chúng
Đây là một chuyên ngành thuộc Truyền thông Đa phương tiện, sinh viên sẽ được học về cả Truyền thông và Quan hệ công chúng. Truyền thông (hay Truyền thông xúc tiến) là một trong 4 thành phần quan trọng của Marketing hỗn hợp, bao gồm: Sản phẩm, Giá cả, Phân phối và Truyền thông xúc tiến. Nó thực hiện chức năng truyền tải thông tin và thuyết phục khách hàng.
Còn Quan hệ công chúng (hay PR) là một trong những công cụ hỗ trợ quảng bá của Truyền thông xúc tiến. Nó có chức năng quản lý, đánh giá thái độ của cộng đồng và giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh tích cực trong mắt công chúng.
Trong chuyên ngành này, người học sẽ được phát triển kiến thức và kỹ năng về các công cụ truyền thông, tổ chức sự kiện, quản lý dự án truyền thông, viết báo, xử lý khủng hoảng… Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể tìm kiếm cơ hội việc làm ở rất nhiều vị trí khác nhau trong cả ngành Truyền thông và Quan hệ công chúng như chuyên viên tổ chức sự kiện, nhân viên truyền thông Marketing, chuyên gia quản lý vận hành các nền tảng số (digital platform) liên quan đến quảng cáo, quản lý ngôi sao nổi tiếng…
Xem thêm: Top 8 phương tiện truyền thông đại chúng hot nhất
Chuyên ngành Công nghệ Quảng cáo Kỹ thuật số
Đối với chuyên ngành này, sinh viên sẽ được học chuyên sâu về hình thức quảng cáo kỹ thuật số và các công cụ kỹ thuật số như Adobe Experience Cloud, công nghệ thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR). Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được học về cách hoạt động của quảng cáo kỹ thuật số trên các phương tiện truyền thông xã hội, tiếp thị đa kênh và rèn luyện các kỹ năng tạo nội dung video, âm thanh từ cơ bản đến nâng cao tùy theo nhu cầu người học.
Chuyên ngành Truyền thông Mạng xã hội
Mạng xã hội có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người trong thời hiện đại, không chỉ với các bạn am hiểu về công nghệ mà còn với thế hệ từ già đến trẻ. Đây không chỉ là nơi để bạn bè và người thân kết nối, chia sẻ thông tin, liên lạc với nhau, mà nó còn là phương thức để doanh nghiệp tương tác hai chiều với khách hàng của mình.
Khi theo học ngành này, bạn sẽ được tiếp cận với nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau và cách để truyền thông hiệu quả trên các trang mạng xã hội đó. Đây cũng là một ngành có sự thay đổi và phát triển không ngừng nên đòi hỏi người học phải luôn trong tâm thế sẵn sàng để tiếp cận và tiếp thu kiến thức của các nền tảng mạng xã hội mới.
Truyền thông Đa phương tiện trên các nền tảng mạng xã hội
Chuyên ngành Công nghiệp Truyền thông
Ngành truyền thông nói chung và các công cụ truyền thông nói riêng hiện nay vô cùng đa dạng. Trong chuyên ngành này, sinh viên sẽ được học cách hoạt động của các phương tiện truyền thông trên nhiều nền tảng và định dạng khác nhau.
Ngoài ra, người học sẽ được tìm hiểu về cách các phương tiện này được sản xuất và sử dụng trên quy mô toàn cầu. Khi đã nắm rõ về sự hình thành và đặc điểm của từng công cụ, người học sẽ tận dụng được nó tốt hơn cho mục đích truyền thông của mình. Đồng thời sẵn sàng tạo ra các thông điệp phù hợp với khán giả, bất kể công nghệ mới nào được phát triển trong tương lai.
Chuyên ngành Nghiên cứu Điện ảnh và Màn hình
Chuyên ngành này sẽ tập trung vào việc khám phá về công nghệ màn hình tương tác với người xem, nghiên cứu về truyền hình truyền thống và phong cách sản xuất các thể loại phim và chương trình truyền hình khác nhau. Ngành Nghiên cứu Điện ảnh và Màn hình này sẽ phù hợp với các bạn có mong muốn làm việc trong những chương trình truyền hình thực tế, gameshow, quay TVC quảng cáo…
Nghiên cứu Điện ảnh và Màn hình là một chuyên ngành thuộc Truyền thông Đa phương tiện
Chuyên ngành Nghiên cứu truyền thông
Trong chuyên ngành này, người học sẽ được tìm hiểu, nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của truyền thông. Đồng thời tiếp cận các vấn đề tranh luận, tin tức thời sự và khủng hoảng về truyền thông. Một số vấn đề nổi bật có thể kể đến như quyền sở hữu phương tiện truyền thông, các chính sách và quy định giới truyền thông, khủng hoảng truyền thông của các tập đoàn lớn…
Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được học cách xử lý những vấn đề truyền thông cũng như cách truyền tải thông điệp phức tạp đến các đối tượng khác nhau. Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại phòng PR của doanh nghiệp với vai trò xử lý khủng hoảng truyền thông và giúp công chúng có cái nhìn tích cực hơn về thương hiệu.
Xem thêm: Cách xử lý khủng hoảng truyền thông chuyên nghiệp cho doanh nghiệp
Chuyên ngành Văn học Sáng tạo
Sáng tạo là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của ngành Truyền thông. Với chuyên ngành Văn học Sáng tạo này, sinh viên không những được hoàn thiện khả năng viết và sáng tạo của mình, mà còn được cung cấp tầm nhìn mở rộng về văn học và lối suy nghĩ hoàn toàn mới để có thể tạo ra những tác phẩm thật sự độc đáo và thú vị.
Chuyên ngành Báo chí
Báo chí đã và đang là một công cụ truyền thông và PR rất hiệu quả. Nếu ngày xưa là báo giấy thì ngày nay báo điện tử đang dần lên ngôi và phát triển vô cùng mạnh mẽ. Sinh viên chuyên ngành này sẽ được học các kỹ năng viết và lập báo cáo thực tế, bao gồm điều tra, nghiên cứu, phỏng vấn và biên tập.
Ngoài ra, người học chuyên ngành này còn được trang bị đầy đủ kiến thức về khuôn khổ xã hội, lịch sử, luật pháp và đạo đức. Từ đó, các bạn có thể viết ra những bài báo hấp dẫn và đầy đủ thông tin. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể xin vào làm việc ở những tòa báo lớn.
Chuyên ngành Trò chơi và Tương tác
Game online trên các thiết bị điện tử đã trở nên vô cùng phổ biến với đối tượng giới trẻ và các bạn học sinh. Công nghệ game tại Việt Nam hiện nay cũng ngày càng phát triển và thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người chơi. Chính vì vậy, đây là một điểm chạm để các nhãn hàng quảng cáo và truyền thông đến đối tượng khách hàng là những bạn trẻ.
Người học chuyên ngành này sẽ được khám phá vai trò của những loại trò chơi trong xã hội hiện đại. Từ đó, các bạn có thể phát triển nó thành một công cụ truyền thông sáng tạo và giải trí có giá trị. Ngoài ra, sinh viên còn được phát triển những kỹ năng thực tế, nghiên cứu và thử nghiệm những trò chơi mới thú vị.
Trò chơi và Tương tác là chuyên ngành thuộc Truyền thông Đa phương tiện
Chuyên ngành Phương tiện Truyền thông Thể thao
Các chương trình thể thao hiện nay nhận được rất nhiều sự quan tâm và theo dõi của khán giả trên khắp cả nước, đặc biệt là bóng đá. Với chuyên ngành này, sinh viên sẽ được học cách truyền thông cho một chương trình thể thao, đồng thời được hoàn thiện kỹ năng ghi âm và phỏng vấn của bản thân. Sau khi tốt nghiệp, người học sẽ được trang bị các kiến thức, kỹ năng và sự tự tin để làm việc trong lĩnh vực báo chí, truyền thông thể thao hay bình luận viên thể thao…
Học Truyền thông Đa phương tiện sẽ làm gì sau khi ra trường?
Truyền thông Đa phương tiện là một trong những ngành được ứng dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực khác nhau như quảng cáo, giáo dục, y học, thiết kế, Marketing, PR… Ngoài ra, phạm vi công việc trong ngành cũng rất rộng lớn, đa dạng và có thể đem đến nhiều trải nghiệm mới mẻ cho các bạn trẻ.
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Truyền thông Đa phương tiện, sinh viên có thể theo đuổi những công việc ở nhiều vị trí như:
- Chuyên viên, chuyên gia làm việc về marketing, truyền thông trong các tổ chức, công ty.
- Chuyên viên, chuyên gia làm việc trong các công ty tư vấn truyền thông, quảng cáo, marketing, phát triển thương hiệu, chăm sóc khách hàng.
- Người làm việc trong lĩnh vực KOL, Blogger, phát triển nội dung số trên các nền tảng, quản lý các group, page, các kênh truyền thông xã hội.
- Quản lý, biên tập, xây dựng các nội dung báo chí, ấn phẩm, bìa sách (tại các cơ quan báo chí, báo điện tử, nhà xuất bản).
- Biên tập, xây dựng các chương trình truyền hình, phim điện ảnh, xử lý âm thanh, hình ảnh trước khi phát sóng, thiết kế các nội dung truyền hình, hay làm các kỹ xảo điện ảnh (tại các công ty truyền hình, hãng sản xuất phim).
- Chuyên gia thiết kế, tư vấn quảng cáo, thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế logo, làm phim quảng cáo,… hoặc một hệ thống nhận dạng thương hiệu (tại các công ty quảng cáo, PR).
- Thiết kế, xây dựng website, thiết kế giao diện, thiết kế chức năng, xây dựng nội dung (tại các công ty phát triển phần mềm, tạo dựng website).
- Thiết kế đồ họa, mô phỏng, ứng dụng trong y học, công nghiệp, du lịch, dịch vụ, giáo dục,… (tại các công ty về thiết kế đồ họa).
- Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, giáo dục đại học hoặc trung cấp chuyên nghiệp có liên quan đến ngành.
- … Truyền thông Đa phương tiện
Tại sao nên học ngành Truyền thông Đa phương tiện?
– Ngành học hiện đại, hợp xu thế: Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và kỹ thuật số đã kéo theo những bước tiến trong ngành Truyền thông nói chung và Truyền thông Đa phương tiện nói riêng. Có thể nhận thấy, sự phát triển này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại mà ngày càng mở rộng, được nhiều người biết đến hơn và nắm giữ vai trò quan trọng trong xã hội.
– Cơ hội việc làm đa dạng, rộng mở: Với tính chất đa dạng và mới mẻ, ngành Truyền thông Đa phương tiện cung cấp cơ hội việc làm rộng mở cho rất nhiều bạn trẻ năng động và sáng tạo. Hiện nay, nhân sự chuyên môn cho lĩnh vực này đang có sự thiếu hụt. Vì vậy, các bạn trẻ nếu quyết tâm theo đuổi và được đào tạo bài bản chuyên môn thì sẽ có cơ hội tìm được việc làm rất lớn.
– Thời gian làm việc linh hoạt: Khác với các nghề khác, ngành Truyền thông Đa phương tiện không quá gò bó và bắt buộc nhân viên phải theo khuôn khổ để hạn chế việc bị kìm hãm về sự sáng tạo. Rất nhiều công ty truyền thông ở hiện tại cho phép nhân viên linh động về thời gian, phong cách ăn mặc và cả không gian làm việc. Tuy nhiên, “linh động” không có nghĩa là tự do làm theo ý mình hoàn toàn, bạn vẫn cần phải đảm bảo chất lượng và tiến độ công việc chung để không làm ảnh hưởng đến công ty và đồng nghiệp. Truyền thông Đa phương tiện.
– Khả năng thăng tiến cao: Ngành Truyền thông Đa phương tiện cũng có sự phân cấp bậc rõ ràng giống với các ngành nghề khác. Vì vậy, nếu bạn có năng lực chuyên môn cao và kinh nghiệm thực chiến dày dặn thì có thể thăng tiến rất nhanh trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, để đạt được điều này thì bạn cần dành nhiều thời gian để trau dồi kiến thức, rèn luyện những kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm để có thể phát triển bản thân.
– Không giới hạn quốc gia làm việc: Một ưu điểm của ngành Truyền thông Đa phương tiện là bạn có thể làm việc “xuyên biên giới”. Thông qua các kênh online, bạn có thể tìm kiếm công việc ở bất cứ đâu, thậm chí là các công ty nước ngoài nếu có đủ trình độ ngoại ngữ và năng lực chuyên môn. Truyền thông Đa phương tiện.
– Đời sống tinh thần phong phú: Thế giới luôn thay đổi, cải tiến từng ngày và và các phương tiện truyền thông cũng thế. Vì vậy, dù vừa bước chân vào ngành Truyền thông Đa phương tiện hay đã làm việc lâu năm thì bạn vẫn sẽ cảm thấy được sự tươi mới và không nhàm chán. Nó khiến bạn luôn tìm tòi sáng tạo và có được nguồn cảm hứng từ mọi vật xung quanh. Từ đó làm cho đời sống tinh thần của bạn phong phú và màu sắc hơn. Truyền thông Đa phương tiện
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về ngành Truyền thông Đa phương tiện mà ACCESSTRADE muốn giới thiệu đến các bạn. Hi vọng bài viết này hữu ích và giúp bạn hiểu hơn về ngành nghề này.