Trong quản trị marketing việc phân tích thị trường và khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để có được thành công, chắc chắn người làm marketing phải biết phân khúc thị trường. Vậy phân khúc thị trường là gì? Các chiến lược phân khúc thị trường hiệu quả nhất như thế nào?
Khái niệm về phân khúc thị trường
Phân khúc thị trường trong marketing là chia nhỏ thị trường thành các nhóm người khác nhau dựa trên những đặc điểm tương đồng của họ có thể là độ tuổi, thói quen, giới tính, công việc, sở thích,…
Thông thường, các doanh nghiệp không thể quảng cáo nhắm vào tất cả cộng đồng mà cần thực hiện phân khúc thị trường để tìm ra nhóm khách hàng có nhu cầu cao nhất với các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ để từ đó đưa ra chiến lược quảng bá, bán hàng phù hợp.
Tầm quan trọng của việc phân khúc thị trường trong marketing
Phân khúc thị trường trong marketing sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí quảng cáo và có được nhiều lợi thế nổi bật như:
- Thu hút đúng đối tượng khách hàng để từ đó tạo ra những thông điệp cùng các nội dung cá nhân rõ ràng, dễ đi sâu vào tâm lý khách hàng giúp tăng lượt người mua sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Nhắm mục tiêu quảng cáo hiệu quả giúp người làm marketing hiểu và xác định được chính xác những đặc điểm của khách hàng tiềm năng để đưa ra chiến lược tiếp thị phù hợp.
- Tăng sự tin tưởng và gắn bó dài lâu của khách hàng với thương hiệu. Đây chính là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần vào sự phát triển lớn mạnh của doanh nghiệp.
- Nâng cao giá trị lợi nhuận, phân khúc thị trường đúng giúp các chiến lược quảng cáo hiệu quả, nhắm đúng đối tượng giúp tiết kiệm chi phí và lượt khách hàng mua sản phẩm nhiều sẽ làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Phân khúc thị trường còn giúp doanh nghiệp định hướng cải tiến và phát triển sản phẩm của mình theo đúng với nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
Các loại phân khúc thị trường phổ biến nhất
Tùy theo từng ngành sản phẩm và quy mô của doanh nghiệp mà sẽ có nhiều cách phân khúc thị trường khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản thì có các loại phân khúc thị trường phổ biến nhất như sau:
Phân chia theo địa lý
Dựa theo vị trí địa lý mà người làm marketing sẽ phải phân tích về các nhu cầu, thói quen văn hóa, công việc, khí hậu,… để thực hiện phân chia thị trường phù hợp.
Thông thường những khách hàng tiềm năng thường có những nhu cầu và nhiều sở thích khác nhau dựa vào khu vực mà họ đang sinh sống, nên việc hiểu được đặc điểm địa lý đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu hơn về các khách hàng của mình để đưa ra các chính sách phục vụ phù hợp.
Phân chia theo yếu tố mang tính xã hội
Phân chia theo yếu tố mang tính xã hội khách hàng là chia nhỏ đối tượng khách hàng theo những yếu tố như tuổi tác, tình trạng hôn nhân, quy mô gia đình, nghề nghiệp, tôn giáo, tình hình kinh tế, mức thu nhập,tình trạng con cái,…
Đây là hình thức phân chia xã hội phổ biến nhất mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải nắm được. Hơn nữa, khi kết hợp loại phân khúc thị trường này với các loại khác có thể giúp bạn làm hẹp thị trường và xác định được chính xác hơn đối tượng khách hàng tiềm năng của mình.
Phân chia theo hành vi khách hàng
Dựa vào hành vi mua hàng và sử dụng các sản phẩm hay dịch vụ của khách hàng mà doanh nghiệp có thể tiến hành phân tích để tìm ra phân khúc thị trường tốt nhất cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
Phân chia theo yếu tố tâm lý
Tâm lý là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định hành vi mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của khách hàng. Do vậy nên khi phân khúc thị trường chắc chắn doanh nghiệp không thể bỏ qua việc phân tích tâm lý khách hàng.
Cách xác định đúng phân khúc thị trường của doanh nghiệp cá nhân
Thông thường để có thể xác định đúng phân khúc thị trường của doanh nghiệp cá nhân thì cần phải được thực hiện theo những bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Nghiên cứu thị trường. Bạn cần phải tìm hiểu nhu cầu của thị trường về sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang cung cấp cùng với việc phân tích đối thủ cạnh tranh,…
- Bước 2: Thực hiện việc phân khúc thị trường theo các tiêu chuẩn như: tính đồng nhất, tính dị thể, tính đo lường, tính hữu ích, tính đa dạng và tính phản ứng nhanh.
- Bước 3: Xây dựng chiến lược phân khúc thị trường theo chiều hướng tập trung hoặc chiến lược đa phân khúc sao cho đảm bảo tính phù hợp với doanh nghiệp của bạn.
- Bước 4: Đánh giá sự hấp dẫn của từng phân khúc thị trường thông qua các yếu tố như: đối thủ cạnh tranh, nguồn lực của doanh nghiệp, tốc độ phát triển của doanh nghiệp, khả năng tiếp cận của từng phân khúc, phân biệt tính tiềm năng của từng phân khúc,…
- Bước 5: Xác định thị trường mục tiêu là thị trường có tính phù hợp và hấp dẫn với khả năng cao mà doanh nghiệp có thể thành công ở đó giúp làm tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng chính thức và khách hàng trung thành với thương hiệu.
- Bước 6: Định vị giá trị thương hiệu trên thị trường giúp khách hàng có được ấn tượng sâu sắc về doanh nghiệp của bạn để tạo niềm tin tuyệt đối với khách hàng.
Các chiến lược phân khúc thị trường hiệu quả nhất
Tùy theo quy mô của doanh nghiệp, chiến dịch truyền thông dài hạn hay ngắn hạn cùng đặc điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ mà các doanh nghiệp sẽ lựa chọn chiến lược phân khúc thị trường phù hợp.
Chiến lược tập trung
Chiến lược phân khúc thị trường tập trung được thực hiện khi doanh nghiệp đã quyết định lựa chọn một phân khúc nào đó để thực hiện tập trung nghiên cứu và phát triển.
Bộ phận marketing của doanh nghiệp sẽ tập trung toàn lực về cả thời gian và chi phí để xây dựng chiến dịch quảng bá sản phẩm trên thị trường dựa vào phân khúc này.
Chiến lược đa phân khúc
Ngược lại so với chiến lược phân khúc thị tập trung thì với chiến lược đa phân khúc doanh nghiệp sẽ triển khai kế hoạch quảng bá trên trên những phân khúc thị trường khác nhau. Chiến lược này nhằm tạo ra độ an toàn cao hơn khi bạn có thể sẽ không thành công ở phân khúc này nhưng lại có thể đạt được thành công ở phân khúc khác.
Những chú ý khi bắt đầu thực hiện chiến lược phân khúc thị trường
Khi bắt đầu thực hiện chiến lược phân khúc thị trường, bạn cần lưu ý một số điều như sau:
- Lựa chọn đội ngũ nhân lực phòng marketing chuyên nghiệp, có kiến thức đúng và phải hiểu về sản phẩm hoặc dịch vụ mà đơn vị mình đang cung cấp.
- Thị trường luôn liên tục thay đổi nên doanh nghiệp cũng cần phải thường xuyên cập nhật xu hướng mới, bắt trend để tránh bị lạc hậu và tạo sự mới mẻ cho khách hàng.
- Nhu cầu về chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ của khách hàng ngày càng tăng cao nên việc nâng cấp sản phẩm và dịch vụ của mình là điều mà doanh nghiệp cần phải đặc biệt quan tâm.
- Ngoài việc phân khúc thị trường đúng thì doanh nghiệp cũng cần phải có chiến lược marketing phù hợp và phải biết cách giữ chân khách hàng.
- Không có một phân khúc thị trường nào là tiềm năng mãi mãi nên doanh nghiệp cần phải luôn tìm hiểu để xây dựng các chiến dịch kinh doanh phù hợp nhất.
Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu được phân khúc thị trường là gì để giúp ích hơn cho công việc của mình. Ngoài ra, nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề phân tích thị trường trong marketing thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Tham khảo bài viết liên quan:
Chiến lược đại dương xanh là gì? 5 nguyên lý quan trọng trong chiến lược đại dương xanh