Trong các bài viết trước, ACCESSTRADE đã từng nhắc đến quảng cáo CPL như một nhánh nhỏ của CPA. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về quảng cáo CPL – một trong những hình thức đang khá HOT trên thị trường thời gian gần đây để trả lời cho câu hỏi CPL là gì.
CPL là gì?
CPL là tên viết tắt của Cost-Per-Lead, phương pháp quảng cáo/ Marketing tính chi phí theo số lead thu về. Lead ở đây có thể là lead đơn thuần, những người quan tâm đến sản phẩm và điền thông tin (tên, số điện thoại, email…) vào form, hoặc cao hơn là warm lead, qualified lead, những lead có sự quan tâm và nhu cầu mua sản phẩm, dịch vụ rất mạnh mẽ.
Lead có thể được thu nhờ các phương pháp quảng cáo trên kênh Facebook, Google, event, hội thảo, sự kiện dùng thử…v….v… Lead là phần tiền đề để chuyển thành Sale (đơn hàng) sau này nếu doanh nghiệp biết chăm sóc và chuyển đổi tốt.
Những lĩnh vực nào phù hợp với quảng cáo CPL?
Do đặc thù quảng cáp CPL là tạo ra Lead, những người có nhu cầu và quan tâm đến sản phẩm chứ chưa phải khách hàng, nên CPL phù hợp với những ngành nghề dịch vụ và sản phẩm có giá trị cao mà khách hàng cần được tư vấn, chăm sóc và cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định xuống tiền. Đó có thể là các ngành như bất động sản, định cư du học, bảo hiểm, dịch vụ y tế, xe ô tô. Ví dụ như:
- Bất động sản: Những người muốn mua dự án nhưng cần tư vấn thêm về vay
- Định cư du học: Những người muốn đi nước ngoài định cư hay du học nhưng cần tư vấn thêm về pháp lý
- Bảo hiểm: Người có nhu cầu mua BH cho bản thân và gia đình nhưng cần tư vấn thêm về điều kiện ràng buộc
- Ô tô: Người có nhu cầu lái thử xe và có ý định, tài chính để mua xe
Và còn rất nhiều lĩnh vực khác…
CPL có tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp?
Ngoài câu hỏi CPL là gì, nhiều người cũng thắc mắc về việc CPL liệu có thực sự tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp hay không. Câu trả lời phụ thuộc vào 1 số yếu tố như: chất lượng lead, khả năng chuyển đổi của bộ phận Sale trong doanh nghiệp, uy tín của bên thực hiện dịch vụ Marketing…
Lead tuy chưa là khách hàng, nhưng khả năng chuyển đổi thành doanh thu cũng rất cao nếu doanh nghiệp biết tận dụng nó. Ngoài ra, với các thông tin thu về, doanh nghiệp có thể tạo ra một kho Data cho mình để bán các sản phẩm khác (Cross Sale, Up Sale) và dùng nó để triển khai các chiến dịch Marketing khác trong tương lai.
Nói một cách khác, Lead hay data là một phần rất quan trọng trong quy trình Marketing của doanh nghiệp. Một Marketer thực sự giỏi sẽ biết cách thu Lead, tận dụng Lead triệt để để mỗi chi phí bỏ ra cho Lead đều đem về gấp nhiều lần lợi nhuận.
Làm thế nào để chạy quảng cáo CPL?
Để chạy quảng cáo CPL, bạn cần phải có 1 nơi để người dùng điền Form (thông tin gồm tên, điện thoại, email…). Thường nó sẽ là Landing Page được thiết kế sao cho tạo ra khả năng chuyển đổi cao.
Bạn có thể thiết kế Landing Page bằng code, hoặc dùng các bên dịch vụ hỗ trợ như Chili, LadiPage…
Sau khi có Landing Page, bạn có thể dùng các công cụ quảng cáo như Facebook Ads, Google Ads, zalo Ads, Instagram Ads… để đổ traffic vào Landing Page đó và tạo ra Lead. Traffic càng chất lượng và đúng đối tượng, Lead càng có giá trị cao và dễ chuyển thành doanh thu sau này.
Tuy nhiên việc tự chạy quảng cáo CPL có rất nhiều hạn chế như:
- Khó tối ưu lead vì thiếu nhân lực
- Hạn chế về tài khoản quảng cáo, ngân sách
- Lead không chất lượng
- Landing Page không đạt chuẩn, chuyển đổi thấp
Thay vào đó, xu hướng của các doanh nghiệp hiện tại là chạy CPL với kênh Affiliate Marketing. Với hàng trăm ngàn Publisher có kinh nghiệm tối ưu, chạy quảng cáo chuyên nghiệp, sẽ đem về cho bạn những Lead chất lượng nhất với số lượng và ngân sách không hạn chế.
Khi đã chạy kiếm tiền online với Affiliate một thời gian và tích lũy kha khá kinh nghiệm, lúc này bạn sẽ cần quan tâm đến chỉ số EPC để nắm rõ và cải thiện độ hiệu quả của bản thân.
Ngoài ra, còn một số thuật ngữ khi tham gia Affiliate khác bạn cần nắm rõ để hiểu và chạy hiệu quả nhất. Xem ngay TẠI ĐÂY
Nếu bạn muốn đăng ký chạy CPL với Affiliate Marketing, hãy click vào nút dưới đây:
ĐĂNG KÝ NGAY