Khám phá chi tiết về Marketing 4P và cách xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả thông qua 6 bước cụ thể. Tìm hiểu ý nghĩa và ưu nhược điểm của mô hình marketing 4P. Đọc ngay bài viết này để hiểu rõ hơn về cách áp dụng chiến lược 4P vào chiến lược tiếp thị của bạn!
Bạn đang đọc: Marketing 4P là gì? 4 bước xây dựng chiến lược Marketing 4P
4P trong Marketing là gì?
Marketing 4P hay còn được biết đến với Marketing mix. 4P trong Marketing lần lượt đại diện cho Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Kênh phân phối/ điểm bán hàng) và Promotion (Quảng cáo và khuyến mãi). Mỗi chữ P đều giữ vai trò quan trọng trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp
- Product (Sản phẩm): Mô tả đặc điểm sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp
- Price (Giá cả): Là mức giá doanh nghiệp đề xuất cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
- Place (Điểm bán hàng): Quyết định kênh phân phối sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng.
- Promotion (Quảng cáo và khuyến mãi): Bao gồm các hoạt động quảng cáo và khuyến mãi nhằm thu hút và giữ chân khách hàng
Ý nghĩa của chiến lược 4P Marketing
Tạo nên sức mạnh tổng hợp
Mỗi yếu tố trong 4P Marketing đều sẽ tác động đến những yếu tố còn lại. Xây dựng chiến lược phù hợp kết hợp cùng Marketing 4P sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn. Kết hợp khéo léo các yếu tố “P” sẽ giúp doanh nghiệp đạt được nhiều hơn 1 mục tiêu khi triển khai chiến lược tiếp thị.
Ví dụ: Kết hợp sản phẩm chất lượng cao cùng giá cả phù hợp => Dễ dàng phân phối và quảng bá => Nâng cao nhận thức thương hiệu và sản phẩm => Gia tăng doanh số bán hàng
Thúc đẩy tạo sản phẩm mới chất lượng
Tận dụng chiến lược marketing 4P, doanh nghiệp có thể nhanh chóng nắm bắt xu hướng thị trường và phát triển các sản phẩm mới. Việc dẫn đầu xu hướng thị trường cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn. Doanh nghiệp sẽ có thời gian nghiên cứu và tạo ra các sản phẩm/ dịch vụ mới, đảm bảo chất lượng và đáp ứng được nhu cầu khách hàng, xây dựng niềm tin và lòng trung thành của khách hàng với doanh nghiệp.
Gia tăng lợi ích người tiêu dùng
Triển khai chiến lược Marketing 4P, người tiêu dùng sẽ nhận được lợi ích từ sản phẩm, giá bán, sự tiện lợi trong việc mua hàng và nhận được nhiều thông tin tiếp thị hữu ích.
Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới đang bắt đầu gia nhập thị trường, việc sử dụng marketing 4P cho phép doanh nghiệp tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, sản phẩm đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp,…
Ưu nhược điểm của mô hình 4P Marketing
Ưu điểm
- Dễ áp dụng: Mô hình 4P Marketing giúp doanh nghiệp phát triển và áp dụng chiến lược tiếp thị một cách đơn giản và hiệu quả. Marketing 4P có thể được áp dụng trong các SME và cả các tập đoàn lớn.
- Tăng khả năng tương tác với khách hàng: Sử dụng mô hình marketing 4P doanh nghiệp có thể tối ưu hóa các yếu tố sản phẩm, giá cả, phân phối và quảng cáo phù hợp với nhu cầu khách hàng, từ đó gia tăng khả năng tương tác và tỷ lệ chuyển đổi.
- Có thể đo lường hiệu quả: Các yếu tố trong marketing 4P cho phép doanh nghiệp đo lường và đánh giá hiệu quả tiếp thị. Từ đó, doanh nghiệp có thể rút ra bài học và điều chỉnh các yếu tố “P” riêng để gia tăng hiệu quả tiếp thị.
Tìm hiểu thêm: Thẻ Timo là gì? Điều kiện và cách mở thẻ Timo plus
Nhược điểm
- Hạn chế trong kỷ nguyên mới: Marketing 4P là mô hình marketing truyền thống, vì vậy với sự phát triển không ngừng của internet trong thời đại mới, marketing 4P sẽ không bao quát được toàn bộ chiến lược tiếp thị.
- Thiếu tập trung vào khách hàng: Ngày nay, khi các doanh nghiệp đều chuyển sang marketing tập trung khách hàng thì mô hình 4P Marketing lại chỉ tập trung vào các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp mất đi lợi thế cạnh tranh trên thị trường đồng thời khó khăn trong việc xây dựng tệp khách hàng trung thành
- Thiếu sự linh hoạt: Mỗi ngày trôi qua thế giới mỗi thay đổi và khác đi, thế nhưng các yếu tố trong marketing 4P lại chỉ tập trung cố định mà không có tính linh hoạt. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp dễ bị “tụt hậu” khi triển khai các chiến lược marketing 4P
Để khắc phục các nhược điểm trên, doanh nghiệp nên kết hợp mô hình marketing 4P với các mô hình khác như: 4C, 7P,…
4 bước xây dựng chiến lược marketing 4P
Xác định USP sản phẩm
Unique Selling Point (USP) – điểm độc đáo, sáng tạo của một sản phẩm/ dịch vụ giúp doanh nghiệp nổi bật và tách biệt với các đối thủ khác trên thị trường
Trước khi phát triển chiến lược tiếp thị, doanh nghiệp cần phải hiểu chính sản phẩm của mình. Để xác định USP sản phẩm, doanh nghiệp có thể dựa vào nhu cầu, sở thích và “pain point” của khách hàng. Đồng thời nghiên cứu và khai thác những điểm mà đối thủ trên thị trường còn bỏ sót.
Nghiên cứu thị trường
Doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu thị trường để xác định:
- Vị trí của doanh nghiệp trên thị trường
- Đối thủ cạnh tranh của mình là ai? Ưu nhược điểm của họ?
- Cơ hội và những mối đe dọa có thể phải đối mặt
“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, nghiên cứu thị trường càng kỹ, doanh nghiệp càng có cơ sở triển khai các hoạt động chiến lược tiếp thị.v
Xác định chân dung khách hàng
Bước quan trọng không thể thiếu khi xây dựng chiến lược Marketing 4P đó chính là xác định chân dung khách hàng. Doanh nghiệp có thể dựa vào các yếu tố:
- Nhân khẩu (Giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp,…)
- Khu vực địa lý (Nơi sinh sống)
- Sở thích
- Thói quen lên mạng
- Kênh mua hàng yêu thích
>>>>>Xem thêm: Đại tiệc Shopee Live bùng nổ cùng ACCESSTRADE – Thành công vượt kỳ vọng
Phát triển chiến lược
Sau khi đã có được lượng dữ liệu đầy đủ, đây là lúc doanh nghiệp phát triển chiến lược Marketing 4P của mình. Doanh nghiệp cần xác định các kênh phân phối chính, phụ. Các chiến lược tiếp thị quảng bá sản phẩm. Chi phí bỏ ra và giá bán sản phẩm,…
Cần lưu ý liên tục kiểm tra và đánh giá, đảm bảo chiến lược đang phát huy hiệu quả, nếu có gì không ổn cần nhanh chóng điều chỉnh cập nhật.
Lời kết
Bài viết vừa rồi của ACCESSTRADE đã cung cấp những thông tin cơ bản về Marketing 4P. Để chiến lược phát huy hiệu quả tối đa, doanh nghiệp có thể kết hợp thêm mô hình 7P, 4C và phối hợp cùng các mục tiêu kinh doanh. Chúc bạn thành công!