Thẻ ATM là gì? Tất cả những điều cần biết về thẻ ATM

Trong thời đại công nghệ 4.0, thẻ ATM đang được sử dụng ngày càng rộng rãi, thậm chí dần thay thế tiền mặt bởi sự tiện lợi và nhanh chóng của nó. Không chỉ là công cụ thanh toán trong giao dịch hàng ngày, chiếc thẻ này còn mang đến cho người dùng nhiều tiện ích khác. Hãy cùng ACCESSTRADE bóc mở những lí do vì sao bạn nên sở hữu một chiếc thẻ ATM nhé!

Thẻ ATM là gì?

Khái niệm thẻ ATM

Thẻ ATM là thẻ thanh toán được phát hành bởi ngân hàng, Thẻ này liên kết với tài khoản ngân hàng của bạn và chủ yếu được sử dụng để thực hiện giao dịch tại máy rút tiền tự động, hay còn gọi là ATM (Automatic Teller Machine). Các giao dịch có thể thanh toán qua thẻ ATM bao gồm rút tiền, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn,…

Thẻ ATM là gì? Tất cả những điều cần biết về thẻ ATM

Thẻ ATM được dùng trong đa dạng giao dịch

Thiết kế thẻ ATM

Tất cả các loại thẻ thanh toán không cần tiền mặt đều là thẻ ATM, bao gồm cả thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Vì vậy, các thẻ này đều được thiết kế theo tiêu chuẩn ISO 7810 với thiết kế hình chữ nhật. Các thông tin trên thẻ cần có những nội dung sau:

  • Tên và logo của ngân hàng phát hành.
  • Tên chủ thẻ
  • Số thẻ 
  • Tổ chức liên kết phát hành như Napas, Visa, Mastercard và các tổ chức phát hành thẻ trực thuộc khác.
  • Thời gian phát hành và hết hạn thẻ.
  • Băng từ (thẻ từ) hoặc chip (thẻ chip).
  • Băng giấy chữ ký của chủ thẻ.

 

Theo tiêu chuẩn ISO 7810, kích thước của thẻ ATM là 8,56cm x 5,39cm x 0,159cm tương ứng với chiều dài, chiều ngang và độ dày. Đây là kích thước bắt buộc nhằm đảm bảo sự tương thích khi sử dụng thẻ ATM với bất kì máy rút tiền tự động hay máy POS. Bên cạnh đó, kích thước này cũng rất vừa vặn để cần nắm và mang trong ví tiền, đồng thời hiển thị rõ các nội dung được in trên thẻ. 

Thẻ ATM là gì? Tất cả những điều cần biết về thẻ ATM

Thẻ ATM có kích thước theo tiêu chuẩn ISO 7810

Cách thanh toán qua thẻ ATM

Thanh toán thẻ ATM qua máy rút tiền tự động (cây ATM)

Bước 1: Đưa thẻ ATM vào khe đựng thẻ của máy theo chiều mũi tên in trên thẻ với mặt chữ nổi hướng lên trên

Bước 2: Bấm chọn ngôn ngữ muốn sử dụng (Select Language). Các ngôn ngữ phổ biến thường là: Tiếng Anh, tiếng Việt, Tiếng Trung Quốc,…

Bước 3: Nhập mã PIN. Sau khi nhập bấm “OK” hoặc “Enter”, nếu nhập sai hãy bấm “Clear” để nhập lại. Nút “Cancel” có chức năng ngừng thực hiện để hủy giao dịch. Khách hàng nên cẩn thận không để lộ mã pin nhằm tránh trường hợp bị lấy cắp thông tin.

Bước 4: Chọn loại giao dịch khách hàng muốn. Bên cạnh chức năng chính là rút tiền, khách hàng có thể kiếm tra số dư, thanh toán hóa đơn, chuyển khoản,…

Bước 5: Chọn tài khoản thanh toán. Tài khoản mặc định là “Tài khoản thẻ”.

Bước 6: Nhập số tiền cần rút. Sau số bấm chọn có (Enter) để xác nhận. Tùy chọn in hóa đơn hay không bằng cách nhấn Có (Enter) hoặc Không (Cancel).

Bước 7: Nhận tiền và thẻ khi máy đưa ra. Khách hàng nên kiểm tra cẩn thận để không bỏ quên tiền và thẻ. 

Thẻ ATM là gì? Tất cả những điều cần biết về thẻ ATM

Khách hàng cần cẩn thận không để lộ thông tin khi giao dịch tại cây ATM

Thanh toán thẻ ATM qua máy POS

Hiện nay đa số các cửa hàng đều có máy POS để thanh toán nên rất tiện lợi:

Bước 1: Nhân viên thu ngân nhận thẻ ATM từ khách hàng.

Bước 2: Nhân viên thu ngân quẹt thẻ vào máy POS và nhập số tiền cần thanh toán.

Bước 3: Khách hàng kiểm tra số tiền cần thanh toán, nhập mã PIN của thẻ ATM.

Bước 4: Khách hàng ký tên vào hóa đơn xác nhận và lấy lại thẻ.

Thẻ ATM là gì? Tất cả những điều cần biết về thẻ ATM

Máy POS hiện rất phổ biến tại nhiều cửa hàng

Thanh toán giao dịch trực tuyến qua thẻ ATM

Để thanh toán các sản phẩm, dịch vụ trực tuyến, khách hàng làm theo các bước như sau:

Bước 1: Chọn phương thức thanh toán bằng tài khoản ngân hàng

Bước 2: Nhập thông tin thẻ

  • Số thẻ: Nhập thông tin thẻ gồm 16 số hoặc 19 số không bao gồm dấu “-”
  • Tên in trên thẻ: Nhập họ tên và không ghi dấu
  • Ngày phát hành: Nhập chính xác tháng và năm được in trên thẻ. Lưu ý năm chỉ gồm 2 số cuối
  • Số điện thoại chủ thể: Nhập đúng số điện thoại liên kết với tài khoản ngân hàng

Bước 3: Chọn thanh toán 

Bước 4: Xác thực chủ thẻ bằng OTP. Bạn kiểm tra SMS của số điện thoại hoặc email để lấy mã OPT

Bước 5: Nhập OPT để xác nhận hoàn tất giao dịch

Thẻ ATM là gì? Tất cả những điều cần biết về thẻ ATM

Thẻ ATM thường được dùng thanh toán nội địa

 

Lợi ích của việc thanh toán qua thẻ ATM

Tiện lợi và nhanh chóng

Hiện nay các máy rút tiền tự động được phủ sóng ở khắp nơi trên toàn quốc nên bạn thoải mái thực hiện giao dịch ở bất kì đâu và bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, bạn có thể rút tiền ở máy của ngân hàng bất kì chứ không bắt buộc phải là ngân hàng bạn sử dụng. Tuy nhiên hãy lưu ý rằng việc rút tiền khác ngân hàng sẽ bị một khoản phí nhỏ khoảng 3.300 đồng. 

Nếu bạn đi du lịch hay công tác ở nước ngoài, bạn cũng không cần phải đổi sẵn nhiều ngoại tệ hay vất vả tìm chỗ đổi tiền thêm nếu dùng hết. Thay vào đó, bạn chỉ cần mang theo một chiếc thẻ ATM thanh toán quốc tế bởi thẻ này đều có thể “quẹt” được ở bất kì quốc gia nào. 

Hạn chế rủi ro so với tiền mặt

Với thẻ ATM, bạn không cần phải mang lỉnh kỉnh tiền mặt trong người. Nếu bạn cần tiền có thể đến cây ATM gần nhất để rút. Nếu bạn muốn mua sắm thì các cửa hàng đều có máy POS hoặc chấp nhận thanh toán online qua thẻ ATM. Vì vậy, bạn sẽ hạn chế tối đa rủi ro làm rơi, mất, hoặc bị trộm tiền vì mang theo nhiều tiền mặt. Trong trường hợp bạn bị mất hoặc bị cướp thẻ ATM, bạn có thể đến ngân hàng để yêu cầu khóa thẻ. Một số ngân hàng như Vietcombank còn có chức năng khóa thẻ ngay trên app. 

Nhiều chương trình khuyến mãi

Các ngân hàng đều có những chương trình khuyến mãi rất cạnh tranh để thu hút người dùng thanh toán qua thẻ ATM như voucher, tích lũy điểm thưởng đổi quà, cashback,…Ngoài ra, nhiều ngân hàng còn liên kết với những đơn vị mua sắm khác và tạo thẻ đồng thương hiệu. Qua đó, bạn vừa mở thẻ vừa được hưởng những ưu đãi độc quyền khi mua sắm, vui chơi và sử dụng dịch vụ của thương hiệu quen thuộc. 

Thẻ ATM là gì? Tất cả những điều cần biết về thẻ ATM

Các thẻ ATM đồng thương hiệu giúp khách hàng sở hữu nhiều ưu đãi hơn

Các loại thẻ thanh toán phổ biến

Một số câu hỏi thường gặp khi thanh toán qua thẻ ATM

Hỏi: Nếu bị máy ATM nuốt thẻ thì nên xử lí như thế nào?

Đáp

Bạn hãy ấn vào nút bất kì trên máy ATM để kiểm tra lần nữa để xem thẻ của bạn có nhả ra không. Nếu không, hãy thực hiện các bước sau:

Bước 1: Liên hệ với ngân hàng phát hành thẻ

  • Trong trường hợp máy ATM gần ngân hàng, bạn có thể báo bảo vệ hoặc vào phòng giao dịch để thông báo về sự cố nuốt thẻ để được xử lí kịp thời
  • Nếu bạn đang giao dịch ở máy ATM xa ngân hàng, bạn hãy ngay lập tức gọi cho hotline của ngân hàng để thông báo tình trạng này và yêu cầu khóa thẻ ngay lập tức. Số hotline thường được in trong ngay trong buồng rút tiền. Hãy đảm bảo rằng không có bất kì giao dịch nào phát sinh thêm trong khi bạn bị nuốt thẻ. 

Bước 2: Xác nhận thông tin

  • Sau khi báo cáo sự cố với ngân hàng, bạn sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân. Ngân hàng sẽ tiếp nhận thông tin và kiểm tra xem thông tin thẻ có trùng khớp hay không. Ngân hàng sẽ liên lạc với bạn sau khoảng một tuần để đến lấy lại thẻ

Hỏi: Nếu thanh toán thẻ ATM không thành công nhưng vẫn bị trừ tiền trong thẻ thì phải làm gì?

Đáp: Tương tự như trường hợp bị máy ATM nuốt tiền, bạn nên liên hệ và thông báo với ngân hàng trong thời gian sớm nhất để xác nhận tình trạng, thông tin cá nhân để được xử lí. Tuy nhiên, có một trường hợp cần lưu ý rằng nếu bạn gặp sự cố này ở máy ATM của ngân hàng khác thì thời gian hoàn tiền sẽ lâu hơn, khoảng từ 12-15 ngày. Bởi ngân hàng đã phát hành thẻ cho bạn phải mất thêm thời gian để liên lạc và xác minh với ngân hàng đã bạn sử dụng máy ATM.

Lời kết

Trên đây là những thông tin về thẻ ATM mà ACCESSTRADE đã tổng hợp. Đây quả là phương thức thanh toán vô cùng tiện lợi, nhanh chóng lại còn được hưởng nhiều ưu đãi. Hãy mở ngay cho mình chiếc thẻ ATM để tận hưởng những tiện ích này bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *