MÁCH BẠN CÁC THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG NĂM NAY

Ngày nay cụm từ Chiến lược marketing được biết đến nhiều hơn và được dùng phổ biến tại các doanh nghiệp hoặc các công ty. Nhiều người muốn tìm hiểu về Chiến lược marketing hơn nhưng vẫn chưa biết phải tìm hiểu như thế nào và những thông tin nào về Chiến lược marketing mà các bạn cần đọc và cần biết. Hiểu được điều đó ACCESSTRADE sẽ mách cho các bạn thông tin cần biết về Chiến lược marketing trong năm nay qua bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé!

 

Chiến lược marketing là gì?

MÁCH BẠN CÁC THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG NĂM NAY

Chiến lược marketing là gì? Chiến lược marketing (Marketing strategy) là cách mà doanh nghiệp thực hiện để đạt được mục tiêu Marketing. Mục tiêu bao gồm các mục tiêu dài hạn, các biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đó. Chiến lược marketing sẽ đóng vai trò định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp trong một số năm. 

Một công ty định hướng theo thị trường, khách hàng thì Chiến lược marketing là tối quan trọng trong định hướng kinh doanh của công ty. Với việc thực hiện chiến lược marketing công ty có thể đánh giá được đặc điểm của thị trường như: quy mô, cơ cấu, xu hướng biến động, xác định đối thủ cạnh tranh, thị phần và chiến lược của họ… để trên cơ sở đó một chiến lược hợp lý sẽ được đề xuất.

Chiến lược Marketing phải được phát triển từ chiến lược tổng thể của công ty và nó liên quan đến các nội dung như việc định vị cho các sản phẩm, các chiến lược cho nhãn hiệu sản phẩm, lựa chọn các thị trường mục tiêu, các phương pháp thâm nhập thị trường, việc sử dụng các biến số chiến lược marketing mix trong việc thực hiện chiến lược và các nội dung khác.

Xem thêm: GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG DOANH THU CHO DOANH NGHIỆP

 

Những vấn đề mà Chiến lược marketing cần giải quyết

MÁCH BẠN CÁC THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG NĂM NAY

Về mặt cơ bản giải quyết những vấn đề Chiến lược marketing là gì :

  • Thị trường mà doanh nghiệp sẽ cạnh tranh là gì (xác định thị trường).
  • Khách hàng của công ty là ai (xác định khách hàng trọng tâm).
  • Sản phẩm/dịch vụ của công ty sẽ được định vị như thế nào. Tại sao khách hàng phải mua hàng của công ty mà không phải là hàng của đối thủ cạnh tranh (định hướng chiến lược cạnh tranh).
  • Công ty sẽ thực hiện những cải tiến, thay đổi gì liên quan đến sản phẩm, giá, kênh, truyền thông …(Chiến lược marketing mix).

Trong đó, Chiến lược marketing mix (4P) thường được dùng để triển khai cụ thể Chiến lược marketing vào từng (phân khúc) thị trường thông qua sản phẩm, kênh, truyền thông và giá. Cụ thể 4P gồm: product, place, price, promotion

  • Product (sản phẩm): các chính sách chung về nhãn hiệu sản phẩm, định vị, hủy bỏ, sửa chữa, bổ sung, thiết kế mẫu mã, bao bì…
  • Place (hệ thống phân phối): chính sách chung về kênh và cấp dịch vụ khách hàng.
  • Price (giá cả): chính sách chung về giá cần được tuân theo đối với từng nhóm sản phẩm cho từng phân khúc thị trường.
  • Promotion (hay còn được gọi là communication): chính sách chung về truyền thông, các hoạt động tiếp xúc với khách hàng như là: quảng cáo, đội ngũ bán hàng, khuyến mãi, quan hệ cộng đồng, hội chợ triển lãm, thư tín, trung tâm dịch vụ khách hàng, internet…

Từ cơ sở 4P này các doanh nghiệp còn phát triển thêm thành 7P: gồm 4P và Physical evidence, Process, People.

 

Yếu tố để tạo nên một Chiến lược marketing thành công

MÁCH BẠN CÁC THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG NĂM NAY

Mục đích của Chiến lược marketing

Để tạo nên một Chiến lược marketing thành công trước hết hãy xác định xem mục đích của bạn khi tạo ra một chiến lược là gì? Từ những mục đích đó đưa ra chi tiết, cụ thể hơn như một sự khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh. Thông thường các doanh nghiệp chia mục tiêu thành hai loại: mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn. Trong đó mục tiêu dài hạn (mục tiêu trên 1 năm): là kết quả mong muốn được đề ra cho một khoảng thời gian tương đối dài, thường là các lĩnh vực:

  • Mức lợi nhuận và khả năng sinh lợi. Ví dụ: phấn đấu đạt lợi nhuận 25%/ năm
  • Năng suất
  • Phát triển việc làm
  • Quan hệ giữa công nhân viên
  • Vị trí dẫn đầu về công nghệ
  • Trách nhiệm trước công chúng.

Mục tiêu ngắn hạn hay còn gọi là mục tiêu tác nghiệp có thời gian từ 1 năm trở xuống. Mục tiêu ngắn hạn phải hết sức cụ thể và nêu ra được các kết quả một các chi tiết.

Tính nhất quán của Chiến lược marketing

Chìa khóa để tạo dựng thương hiệu đẹp mắt, chuyên nghiệp trong mắt người tiêu dùng đó chính là tính nhất quán thể hiện nỗ lực nhằm đạt được những mục tiêu và gìn giữ các chuẩn mực của một công ty.. Hãy để cho các chiến lược có tính nhất quán trên mọi mặt trận từ truyền thông, mạng xã hội đến các chiến lược sản phẩm…

Tính linh hoạt của Chiến lược marketing

Trong thế giới thay đổi nhanh này, các nhà tiếp thị phải duy trì tính linh hoạt để giữ liên quan. Mặt khác, điều này giúp bạn sáng tạo với các Chiến lược marketing của mình, hãy chuẩn bị mọi trường hợp để trong mọi chiến lược bạn đều có phương án để đương đầu với nó. Tính linh hoạt xuất hiện cả trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh, linh hoạt trong quản trị nguồn nhân lực và linh hoạt trong cách tiếp cận khách hàng. Tính linh hoạt là điều kiện đảm bảo để biến các mục tiêu chiến lược thành hiện thực.

Chiến lược marketing đem lại cảm xúc cao

Thương hiệu muốn có lượng khách hàng khủng và chất lượng thì điều quan trọng nhất đó là nghiên cứu người tiêu dùng và đánh vào cảm xúc của họ. Trong một thị trường đặt người tiêu dùng là trung tâm, hãy tạo ra cho họ những cảm xúc “thân thuộc” nhất để khiến sản phẩm, dịch vụ của bạn có mức độ thân thiện nhất định.

Nhận diện đối thủ cạnh tranh trong Chiến lược marketing

Hãy xem đối thủ cạnh tranh là nguồn động lực cũng như thách thức cho sự đổi mới, cải thiện chiến lược riêng của doanh nghiệp mình và tạo ra giá trị lớn hơn. Khi liệt kê đối thủ cạnh tranh của công ty, bạn hãy xem xét những yếu tố sau:

  • Những đối thủ cung cấp sản phẩm tương tự như sản phẩm của bạn.
  • Những công ty sản xuất sản phẩm thay thế sản phẩm của bạn.
  • Người tiêu dùng dễ dàng so sánh giá cả và thường xuyên thay đổi nhà cung cấp.
  • Khả năng tăng giá và giảm số lượng hàng cung ứng của những nhà cung cấp riêng của bạn.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *